Thứ Tư, 14 tháng 11, 2007

Châu Tinh Trì

Châu Tinh Trì


周星馳
(Chu Tinh Trì)

Châu Tinh Trì trên bìa tạp chí Time
Ngày sinh 22 tháng 6 năm 1962 (45 tuổi)
tại Hồng Kông
Chiều cao 1m74
Tên khác Stephen Chow
Trang chủ Stephen Chow forum
Vai diễn chú ý Tôn Ngộ Không
(Tân Tây Du Ký)
A Tinh
(Tuyệt đỉnh công phu)

Chu Tinh Trì (thường được báo chí Việt Nam viết là Châu Tinh Trì) (Hoa phồn thể: 周星馳, Hoa giản thể: 周星驰, bính âm: Zhōu Xīngchí, tiếng Anh: Stephen Chow Sing Chi) (sinh ngày 22 tháng 6 năm 1962) là một đạo diễndiễn viên của rất nhiều bộ phim Hồng Kông ăn khách. Anh được coi là diễn viên hài xuất sắc nhất hiện nay của điện ảnh Hồng Kông với biệt danh Vua phim hài (lấy từ tên một bộ phim của Châu). Hai bộ phim gần đây nhất của Châu Tinh Trì là Đội bóng Thiếu lâmTuyệt đỉnh công phu không chỉ gây tiếng vang ở Hồng Kông mà còn được yêu thích tại nhiều nước, bộ phim Tuyệt đỉnh công phu hiện đang giữ kỉ lục về doanh thu của điện ảnh Hồng Kông.

Sự nghiệp

Châu Tinh Trì sinh năm 1962 tại Hồng Kông. Khi còn nhỏ, Châu rất thích Kung Fu nhưng phải học môn võ này qua truyền hình vì cha mẹ anh không đủ tiền cho con theo học các lớp chính quy. Sau đó thì anh theo học Vĩnh Xuân Quyền và trở thành một người hâm mộ diễn viên Lý Tiểu Long. Cho đến tận ngày nay anh vẫn giữ niềm đam mê này và những bộ phim của Châu Tinh Trì thường có những cảnh gợi đến những tác phẩm Lý Tiểu Long tham gia diễn xuất.

Đổ thánh (All For The Winner), bộ phim đánh dấu bước ngoặt sự nghiệp của Châu Tinh Trì
Đổ thánh (All For The Winner), bộ phim đánh dấu bước ngoặt sự nghiệp của Châu Tinh Trì

Châu Tinh Trì tốt nghiệp lớp diễn viên của hãng TVB (thuộc tập đoàn Thiệu Thị) năm 1983 và bắt đầu tham gia vào ngành công nghiệp giải trí với vai trò người dẫn chương trình cho tiết mục thiếu nhi 430 Shuttle của đài TVB. Trong hơn 5 năm, anh cũng tham gia vào một số phim truyền hình của TVB nhưng không có vai diễn nào nổi bật và Châu vẫn chỉ là một diễn viên ít được chú ý.

Vai diễn bước ngoặt cho sự nghiệp của Châu Tinh Trì và cũng định hình cho phong cách hài của anh là vai A Tinh trong bộ phim ăn khách Đổ thánh (Thánh cờ bạc, tiếng Anh: All For The Winner) sản xuất năm 1990. Các vai diễn sau đó của Châu được xây dựng từ thành công của Đổ thánh, anh dần dần hoàn thiện những vai hài của mình, đó thường là những nhân vật ban đầu có vẻ tầm thường nhưng sau đó lại đánh bại được tất cả đối thủ, hoặc lại là người tự cao tự đại để rồi sau đó bị làm nhục trước khi quay trở lại hạ gục những kẻ xấu. Những vai diễn đáng chú ý theo mô-típ này của Châu là trong các phim Học trường uy long (Fight Back to School) năm 1991, Quốc sản 007 (From Beijing With Love) năm 1994Thần ăn (God of Cookery) năm 1996. Đôi khi những bộ phim của Châu Tinh Trì cũng lấy bối cảnh lịch sử làm nền như bộ phim Đường Bá Hổ - Điếm Thu Hương (Flirting Scholar) sản xuất năm 1993 với sự tham gia diễn xuất của Củng Lợi.

Tuy nhiên đôi khi Châu Tinh Trì cũng có những vai diễn thoát khỏi mô-típ hài quen thuộc của mình, một ví dụ điển hình là vai Tôn Ngộ Không trong bộ phim ăn khách Tân Tây Du Ký A Chinese Odyssey công chiếu năm 1994, trong bộ phim này Châu đã thể hiện những cảnh diễn nội tâm của nhân vật rất tốt và anh đã được trao giải Diễn viên nam xuất sắc nhất của Hội phê bình điện ảnh Hồng Kông cho vai diễn này.

Từ năm 1994, Châu Tinh Trì đã bắt đầu tự viết kịch bản và đạo diễn cho một số bộ phim. Bộ phim Đội bóng Thiếu lâm đã phá vỡ kỉ lục doanh thu tại Hồng Kông năm 2001, kỉ lục này lại tiếp tục bị vượt qua bởi bộ phim tiếp theo của Châu là Tuyệt đỉnh công phu năm 2004.

Tháng 7 năm 2006, Châu bắt đầu làm bộ phim mới nhất của anh là CJ7(Trường Giang Thất Hào - A Hope) tại Ninh Ba, Chiết Giang. Có nguồn tin cho rằng đây là bộ phim Trung Quốc có kinh phí cao nhất từ trước đến nay, khoảng 100 triệu NDT (khoảng 13 triệu USD). [1].

Phong cách

Hình ảnh Châu Tinh Trì trong Tuyệt đỉnh công phu gợi đến những bộ phim của Lý Tiểu Long
Hình ảnh Châu Tinh Trì trong Tuyệt đỉnh công phu gợi đến những bộ phim của Lý Tiểu Long

Kể từ sau vai A Tinh trong bộ phim ăn khách Đổ thánh, Châu Tinh Trì dần dần hoàn thiện những vai hài của mình, đó thường là những nhân vật ban đầu có vẻ tầm thường nhưng sau đó lại đánh bại được tất cả đối thủ, hoặc lại là người tự cao tự đại để rồi sau đó bị làm nhục trước khi quay trở lại hạ gục những kẻ xấu. Tuy nhiên trong hai bộ phim gần đây nhất do anh viết kịch bản và đạo diễn là Đội bóng Thiếu lâmTuyệt đỉnh công phu, Châu Tinh Trì đã giảm dần hàm lượng câu thoại hài hước trong các vai của mình và tăng cường những pha hành động hài hước và hiệu quả hình ảnh để có thể thu hút được nhiều hơn khán giả nước ngoài.

Các vai diễn do Châu Tinh Trì thủ vai thường mang tên "A Tinh" hoặc thậm chí là "Châu Tinh Tinh". Anh cũng thường xuyên đóng cùng diễn viên Ngô Mẫn Đạt (Ng Man Tat), người chuyên trị các vai bố, ông chú hoặc đồng nghiệp của nhân vật do Châu Tinh Trì thể hiện.

Từ năm 1994 Châu Tinh Trì bắt đầu biên kịch và đạo diễn cho các bộ phim của anh. Phim của Châu rất hay trích dẫn thoại hoặc có những tình tiết nhại theo (parody) các tác phẩm điện ảnh nổi tiếng, đặc biệt là bóng dáng những phim của Lý Tiểu Long (thần tượng của Châu).

Có một điều đặc biệt là các bộ phim của Châu Tinh Trì thường có truyền thống giới thiệu cho công chúng những gương mặt nữ diễn viên trẻ mà sau đó họ đều đã trở những diễn viên điện ảnh nổi tiếng ở Hồng Kông. Trong số này phải kể tới Lương Vịnh Kỳ (Gigi Leung), Mạc Văn Úy (Karen Mok), Trương Bá Chi (Cecilia Cheung) và mới đây nhất là nữ diễn viên Hoàng Thánh Y (Huang Shengyi).

Giải thưởng và đánh giá

Áp phích phim Tuyệt đỉnh công phu, tác phẩm thành công nhất cả về doanh thu và nghệ thuật của Châu Tinh Trì
Áp phích phim Tuyệt đỉnh công phu, tác phẩm thành công nhất cả về doanh thu và nghệ thuật của Châu Tinh Trì

Đã từ lâu Châu Tinh Trì được coi là Vua phim hài Hồng Kông, các vai diễn của anh càng về sau càng được đánh giá cao và các bộ phim của Châu không chỉ thành công về mặt thương mại mà cũng dần được đánh giá cao cả về mặt nghệ thuật. Thống kê cho thấy trong vòng 20 năm từ 1985 đến 2005, những bộ phim do Châu Tinh Trì đóng vai chính đã đạt doanh thu 1,3 tỷ HKD (gần 200 triệu USD), xếp thứ hai trong số các diễn viên Hồng Kông chỉ sau Lưu Đức Hoa (1,7 tỷ) và trên cả Thành Long cùng các ngôi sao khác[2].

Châu Tinh Trì cũng đã giành nhiều giải thưởng điện ảnh ở cả vai trò đạo diễn và diễn viên:

Giải thưởng điện ảnh Hồng Kông (Hong Kong Film Awards - HKFA)

  • Phim hay nhất cho phim Đội bóng Thiếu lâm
  • Phim hay nhất cho phim Tuyệt đỉnh công phu
  • Đạo diễn xuất sắc nhất cho phim Đội bóng Thiếu lâm
  • Diễn viên nam chính xuất sắc nhất cho vai A Tinh trong Đội bóng Thiếu lâm

Giải thưởng điện ảnh của Hội phê bình điện ảnh Hồng Kông

  • Đạo diễn xuất sắc nhất cho phim Đội bóng Thiếu lâm
  • Phim hay nhất cho phim Đội bóng Thiếu lâm
  • Diễn viên nam chính xuất sắc nhất cho vai Tôn Ngộ Không trong Tân Tây Du Ký

Giải thưởng điện ảnh Kim Mã (Đài Loan)

  • Đạo diễn xuất sắc nhất cho phim Tuyệt đỉnh công phu
  • Phim hay nhất cho phim Tuyệt đỉnh công phu

Tại lễ bầu chọn 100 phim xuất sắc nhất của điện ảnh Hoa ngữ trong 100 năm tổ chức ngày 27 tháng 3 năm 2005, Châu Tinh Trì có hai bộ phim mà anh vừa đạo diễn vừa là diễn viên chính được lọt vào danh sách, đó là bộ phim Tân Tây Du Ký xếp thứ 19 và bộ phim Đội bóng Thiếu lâm xếp thứ 76[3].

Năm 2003, Châu Tinh Trì đã được tạp chí Time bình chọn là một trong những Anh hùng Châu Á của năm[4].

Các phim đã tham gia

  • Curry và Pepper (Curry and Pepper) (1990)
  • Đổ thánh (All for the Winner) (1990)
  • When Fortune Smiles (1990)
  • Triad Story (1990)
  • Đổ thánh II (God of Gamblers II) (1990)
  • Chuyên gia xảo quyệt (Tricky Brains) (1991)
  • Long tích truyền nhân (Legend of the Dragon) (1991)
  • Tân tinh võ môn 1 (Fist of Fury 1991) (1991)
  • Học trường uy long 1 (Fight Back to School) (1991)
  • Chúa bịp Thượng Hải (God of Gamblers Part III Back to Shanghai) (1991)
  • Tân tinh võ môn 2 (Fist of Fury 1991 II) (1992)
  • Chuyện hỷ trong nhà (All's Well, Ends Well) (1992)
  • Học trường uy long 2 (Fight Back to School II) (1992)
  • Justice, My Foot (1992)
  • Tân lộc đỉnh ký (Royal Tramp) (1992)
  • Trạng nguyên Tô Khất Nhi (King of Beggars) (1992)
  • Học trường uy long 3 (Fight Back to School III) (1993)
  • Đường Bá Hổ, Điếm Thu Hương (Flirting Scholar) (1993)
  • Tế Công (The Mad Monk) (1993)
  • Vua phá hoại (Love on Delivery) (kiêm đạo diễn) (1994)
  • Đại quan Bao Long Tinh (Hail the Judge) (1994)
  • Quốc sản 007 (From Beijing with Love) (kiêm biên kịch và đạo diễn) (1994)
  • Tân Tây Du Ký (A Chinese Odyssey) (kiêm đạo diễn) (1995)
  • Chuyên gia trừ ma (Out of the Dark) (1995)
  • Bất biến tinh quân (Sixty Million Dollar Man) (1995)
  • Đại nội mật thám (Forbidden City Cop) (kiêm biên kịch và đạo diễn) (1996)
  • Thần ăn (God of Cookery) (kiêm biên kịch và đạo diễn) (1996)
  • Trạng sư xảo quyệt Trần Mộng Cách (Lawyer Lawyer) (1997)
  • Vua bánh trứng (The Lucky Guy) (1998)
  • Vua hài kịch (King of Comedy) (kiêm biên kịch và đạo diễn) (1999)
  • Bịp vương 2000 (The Tricky Master) (1999)
  • Đội bóng Thiếu lâm (Shaolin Soccer) (kiêm biên kịch và đạo diễn) (2001)
  • Tuyệt đỉnh công phu (Kung Fu Hustle) (kiêm biên kịch, đạo diễn và nhà sản xuất) (2004)
  • Trường Giang Thất Hào (A Hope/CJ7) (kiêm biên kịch, đạo diễn và nhà sản xuất) (2007)

Chuyện ngoài lề

  • Chính Châu Tinh Trì là người đã khuyên Lương Triều Vỹ tham gia vào ngành công nghiệp giải trí, để rồi sau đó Lương Triều Vỹ thậm chí còn trở nên nổi tiếng trước cả Châu Tinh Trì.
  • Các phim của Châu thường có một vai diễn nhỏ, một người đàn ông xấu xí giả gái vừa chạy vừa ngoáy mũi, vai diễn luôn do một ngừoi bạn của Châu Tinh Trì tên là Lee Kin-yan thủ vai.
  • Châu Tinh Trì được nhắc đến trong bài hát "My Ego" của nhóm rock Regurgitator.
  • Trái ngược với những vai diễn hài hước và thường hay khoác lác trên phim, Châu Tinh Trì ở ngoài đời có cuộc sống rất kín đáo và luôn cư xử rất nghiêm túc.
  • Châu Tinh Trì rất hâm mộ bộ truyện tranh Nhật Bản Bảy viên ngọc rồng.
  • Hiện nay tài sản của Châu Tinh Trì đã vượt quá 100 triệu USD, nhưng phần lớn số tiền này anh kiếm được thông qua kinh doanh địa ốc chứ không phải đóng phim.

Châu Nhuật Phát

Châu Nhuận Phát

Bước tới: menu, tìm kiếm
周潤發
(Chu Nhuận Phát)
Hình:Chow Yun Fat.jpg
Chu Nhuận Phát tại buổi chiếu ra mắt phim Cướp biển vùng Caribê: Nơi tận cùng thế giới
Tên khai sinh Chu Nhuận Phát
Ngày sinh 18 tháng 5, 1955 (52 tuổi)
tại Nam Nha Đảo, Hồng Kông
Chiều cao 1,85 m
Tên khác Donald Chow
Phát Ca (發哥)
Vai diễn chú ý Lý Mã Khắc trong
Anh hùng bản sắc
Hứa Văn Cường trong
Bến Thượng Hải
Lý Mộ Bạch trong
Ngọa hổ tàng long
Chồng/vợ Dư An An (1983-1983)
Trần Oải Liên (1986-)

Chu Nhuận Phát (thường được báo chí Việt Nam viết là Châu Nhuận Phát) (Hoa phồn thể: 周潤發, Hoa giản thể: 周润发, bính âm: Zhōu Rùnfā, tiếng Anh: Donald Chow Yun-Fat) (sinh ngày 18 tháng 5 năm 1955) là một diễn viên Hồng Kông nổi tiếng. Châu Nhuận Phát là một trong những ngôi sao lớn nhất của điện ảnh Hồng Kông thập niên 1980 và đầu thập niên 1990. Từ giữa thập niên 1990, Châu bắt đầu chuyển hướng sang Hollywood.

Tiểu sử

Châu Nhuận Phát sinh ngày 18 tháng 5 năm 1955 tại Nam Nha Đảo (南丫島), Hồng Kông trong một gia đình người Khách Gia nghèo. Khi còn nhỏ Châu thường phải dạy sớm để giúp mẹ bán đồ điểm tâm trên phố rồi buổi chiều cậu lại phải ra đồng làm việc. Năm Châu Nhuận Phát lên 10 thì cả gia đình chuyển đến Cửu Long.

Năm 17 tuổi, Châu Nhuận Phát phải bỏ học để giúp đỡ gia đình bằng nhiều nghề khác nhau như trực khách sạn, đưa thư, bán máy ảnh và tài xế taxi.

Sự nghiệp

Năm 1973, cuộc sống của Châu thay đổi sau khi anh đọc được một thông báo tuyển diễn viên của hãng TVB. Sau khi được hãng TVB tuyển chọn và ký hợp đồng 3 năm, Châu bắt đầu tham gia các bộ phim truyền hình của TVB và nhanh chóng trở nên nổi tiếng nhờ ngoại hình cao to (Châu Nhuận Phát cao 1,85m) và khả năng diễn xuất. Năm 1980, Châu thực sự trở thành ngôi sao của màn ảnh nhỏ Hồng Kông sau khi thủ vai Hứa Văn Cường trong bộ phim truyền hình dài 25 tập Bến Thượng Hải (上海灘), đây được coi là một trong những bộ phim truyền hình thành công nhất mà TVB đã từng sản xuất. Sau Bến Thượng Hải, Châu Nhuận Phát lại tiếp tục thành công qua vai Lệnh Hồ Xung trong phiên bản truyền hình năm 1984 của tiểu thuyết võ hiệp Tiếu ngạo giang hồ.

Song song với những thành công trên truyền hình, Châu Nhuận Phát bắt đầu thử sức ở lĩnh vực điện ảnh. Bộ phim điện ảnh đầu tiên của anh là Trì nữ (池女, 1976), một phim cấp 3[1] nhưng bộ phim không thành công và diễn xuất của Châu cũng ít gây được chú ý, người ta biết đến anh chủ yếu vẫn là qua những bộ phim truyền hình dài tập. Năm 1981 Châu Nhuận Phát có được thành công điện ảnh đầu tiên với vai diễn trong bộ phim Hồ Việt đích cố sự (胡越的故事) của đạo diễn Hứa An Hoa. Nhưng phải chờ đến năm 1986, vai diễn đột phá mới thực sự đến với Châu khi anh được đạo diễn Ngô Vũ Sâm chọn vào vai tham gia Lý Mã Khắc cho bộ phim Anh hùng bản sắc (英雄本色). Sau khi ra mắt, Anh hùng bản sắc đã thành công vang dội cả về mặt doanh thu và nghệ thuật, bộ phim được coi là tác phẩm kinh điển của thể loại phim hành động Hồng Kông và được xếp thứ hai trong Danh sách các bộ phim hay nhất của điện ảnh Hoa ngữ 100 năm qua[2] còn Châu Nhuận Phát lập tức trở thành ngôi sao hành động mới của điện ảnh Hồng Kông.

Sau thành công đầu tiên, Châu tiếp tục hợp tác với đạo diễn Ngô Vũ Sâm trong các bộ phim hành động thành công khác như Anh hùng bản sắc 2 (英雄本色 2, 1987), Điệp huyết song hùng (喋血双雄, 1989), Lạt thủ thần tham (辣手神探, 1992). Nhưng không chỉ đóng đinh với các vai anh hùng hành động, Châu còn thành công với các bộ phim tình cảm như Thu thiên đích đồng thoại (秋天的童話, 1987) hay A Lang đích cố sự (阿郎的故事, 1989).

Năm 1989, Châu Nhuận Phát vào vai "thần bài" Cao Tiến trong phim Thần bài (赌神) của đạo diễn Vương Tinh. Bộ phim thành công vang dội và mở ra một thể loại phim mới của điện ảnh Hồng Kông, phim về cờ bạc với nhiều bộ phim theo bước Thần bài do Lưu Đức HoaChâu Tinh Trì thủ vai. Riêng Châu Nhuận Phát thì thực sự khẳng định vị trí ngôi sao lớn nhất của điện ảnh Hồng Kông giai đoạn cuối những năm 1980.

Giữa thập niên 1990, sau rất nhiều thành công ở thị trường điện ảnh Hồng Kông, Châu Nhuận Phát bắt đầu tham gia các bộ phim của Hollywood với hy vọng sẽ trở thành một ngôi sao người Hoa ở tầm quốc tế như Lý Tiểu Long đã từng làm được. Sau bộ phim cuối cùng làm ở Hồng Kông, Hòa bình phạm điếm (和平飯店, 1995), Châu nghỉ hẳn hai năm để hoàn thiện tiếng Anh và chuyển tới Mỹ để chuẩn bị phát triển sự nghiệp. Hai bộ phim Mỹ đầu tiên của Châu là Replacement Killers (1998) và The Corruptor (1999) là những thất bại về doanh thu. Bộ phim tiếp theo, Anna and the King (1999) mà trong đó Châu đóng cặp với nữ diễn viên từng hai lần đoạt Giải Oscar Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất Jodie Foster đánh dấu thành công đầu tiên, tuy còn hạn chế, của Châu ở Hoa Kỳ. Năm 2000 Châu tham gia bộ phim võ hiệp Ngọa hổ tàng long của đạo diễn Lý An, thành công lớn của bộ phim (giành Giải Oscar Phim ngoại ngữ hay nhất) một lần nữa đưa Châu trở lại vị trí ngôi sao lớn của điện ảnh tiếng Hoa. Năm 2006, Châu Nhuận Phát đóng cặp cùng Củng Lợi trong bộ phim Hoàng kim giáp (满城尽带黄金甲) của đạo diễn Trương Nghệ Mưu và được đề cử giải Nam diễn viên chính xuất sắc nhất tại Giải thưởng Điện ảnh Hồng Kông, đây là lần thứ 13 ông được đề cử giải thưởng này và đang là người giữ kỷ lục về số lần đề cử.

Năm 2007 Châu Nhuận Phát vào vai tướng cướp Khiếu Phong (Sao Feng), một vai nhỏ trong bộ phim bom tấn Cướp biển vùng Caribê: Nơi tận cùng thế giới (Pirates of the Caribbean: At World's End). Bộ phim mới nhất của Châu là The Children of Huang Shi dự định sẽ được công chiếu vào cuối năm 2007.

Đời tư

Châu Nhuận Phát đã có hai đời vợ. Người vợ đầu của ông là Dư An An (余安安). Hai người lập gia đình năm 1983 khi Châu đang ngôi sao của hãng TVB còn Dư lại là ngôi sao của hãng truyền hình đối địch Asia Television Ltd (ATV). Chỉ 9 tháng sau ngày cưới, Châu Nhuật Phát và Dư An An đã làm thủ tục ly dị, những rắc rối gia đình này đã làm ảnh hưởng tới sự nghiệp điện ảnh của Châu trong những năm đầu thập niên 1980.

Năm 1986, Châu Nhuận Phát cưới một cô gái người Singapore tên là Trần Oải Liên (陳薈蓮). Trần đã từng một lần mang thai nhưng bị sẩy và từ đó đến nay hai người không có con.

Phim đã đóng

Truyền hình

Năm Phim Tên tiếng Hoa
1974 Giang hồ tiểu tử 江湖小子
1976 CID
Cuồng triều 狂潮
1978 Đại hanh 大亨
Cường nhân 強人
Phấn đấu 奮鬥
1979 Võng trung nhân 網中人
1980 Thân tình 親情
Bến Thượng Hải 上海灘
1981 Thiên vương quần anh hội 千王群英會
Tiền lộ 前路
Ngạc ngư đàm 鱷魚潭
Hoả phượng hoàng 火凤凰
1982 Tô Khất Nhi 蘇乞兒
Cô thành khách 孤城客
1983 Thiên hàng tài thần 天降財神
Bá âm nhân 播音人
Bắc đẩu song hùng 北斗雙雄
1984 Tiếu ngạo giang hồ 笑傲江湖
1985 Đại hương cảng 大香港
Tân trát sư huynh tục tập 新紮師兄續集

Điện ảnh

Năm Phim Tên tiếng Hoa
1976 Đầu thai nhân 投胎人
Tân tô tiểu muội tam nan tân lang 新蘇小妹三難新郎
Trì nữ 池女
Lao gia tà bài cô gia tử 撈家邪牌姑爺仔
1977 Nhập sách 入冊
Sàng thượng đích cố sự 床上的故事
1978 Ái dục cuồng triều 愛欲狂潮
0 nữ O女
1980 Sư ba 師爸
Nhập thế 扮嘢
Hệ cám tiên 係咁先
Ban mộng 扮懵
1981 Ngô Việt đích cố sự 胡越的故事
Tuần thành mã 巡城馬
Hôi linh 灰靈
Chấp pháp giả 執法者
1982 Liệp đầu 獵頭
1983 Hoa thành 花城
Thượng Hải than 上海灘
Thượng Hải than tục tập 上海灘續集
Huyết hãn kim tiễn 血汗金錢
1984 Đẳng đãi lê minh 等待黎明
Đề cử giải Nam diễn viên chính xuất sắc nhất
(Giải thưởng Điện ảnh Hồng Kông)
Linh khí bức nhân 靈氣逼人
Khuynh thành chi luyến 傾城之戀
1985 Sơ nhất thập ngũ 初一十五
Hà tất hữu ngã 何必有我
Nữ nhân tâm 女人心
Đề cử giải Nam diễn viên chính xuất sắc nhất
(Giải thưởng Điện ảnh Hồng Kông)
1986 Mân côi đích cố sự 玫瑰的故事
Mộng trung nhân 夢中人
Nễ tình ngã quyện 你情我願
Kỳ duyên 奇緣
Sát thê nhị nhân tổ 殺妻二人組
Địa hạ tình 地下情
Nghĩa cái vân thiên 義蓋雲天
Anh hùng bản sắc 英雄本色
Giải Nam diễn viên chính xuất sắc nhất
(Giải thưởng Điện ảnh Hồng Kông)
Nguyên chấn hiệp dữ Vệ Tư Lý 原振俠與衛斯理
Điên lão chính truyện 癲佬正傳
1987 Long hổ phong vân 龍虎風雲
Giải Nam diễn viên chính xuất sắc nhất
(Giải thưởng Điện ảnh Hồng Kông)
Bát tinh báo hỉ 八星報喜
Quỷ tân nương 鬼新娘
Giam ngục phong vân 監獄風雲
Đề cử giải Nam diễn viên chính xuất sắc nhất
(Giải thưởng Điện ảnh Hồng Kông)
Giang hồ long hổ đấu 江湖龍虎鬥
Giang hồ tình 江湖情
Tinh trang truy nữ tử 精裝追女仔
Thu thiên đích đồng thoại 秋天的童話
Đề cử giải Nam diễn viên chính xuất sắc nhất
(Giải thưởng Điện ảnh Hồng Kông)
Tiểu sinh mộng kinh hồn 小生夢驚魂
Anh hùng bản sắc 2 英雄本色2
Anh hùng hảo hán 英雄好漢
Nghĩa bổn vô ngôn 義本無言
Úc đại phu truyền kì 郁達夫傳奇
Tinh trang truy nữ tử 2 精裝追女仔2
1988 Trường đoản cước chi luyến 長短腳之戀
Đại trượng phu nhật kí 大丈夫日記
Công tử đa tình 公子多情
Lão hổ xuất soa 老虎出差
Nghĩa đảm hồng thần 義膽紅唇
Ngã tại hắc xã hội đích nhật tử 我在黑社會的日子
Tái kiến anh hùng 再見英雄
1989 A Lang đích cố sự 阿郎的故事
Giải Nam diễn viên chính xuất sắc nhất
(Giải thưởng Điện ảnh Hồng Kông)
Bản ngã sấm thiên nhai 伴我闖天涯
Điệp huyết song hùng 喋血雙雄
Thần bài 賭神
Đề cử giải Nam diễn viên chính xuất sắc nhất
(Giải thưởng Điện ảnh Hồng Kông)
Anh hùng bản sắc 3 英雄本色
1990 Cát tinh củng chiếu 吉星拱照
1991 Giam ngục phong vân 2 監獄風雲2
Tung hoành tứ hải 縱橫四海
Đề cử giải Nam diễn viên chính xuất sắc nhất
(Giải thưởng Điện ảnh Hồng Kông)
1992 Hiệp đại cao phi 俠盜高飛
Lạt thủ thần tham 辣手神探
Ngã ái nữu văn sài 我愛扭紋柴
1994 Thần bài 2 賭神2
Hoa Kỳ thiếu lâm 花旗少林
Đề cử giải Nam diễn viên chính xuất sắc nhất
(Giải thưởng Điện ảnh Hồng Kông)
1995 Hòa bình phạm điếm 和平飯店
Đề cử giải Nam diễn viên chính xuất sắc nhất
(Giải thưởng Điện ảnh Hồng Kông)
1998 The Replacement Killers Phim Mỹ
1999 The Corruptor Phim Mỹ
Anna and the King Phim Mỹ
2000 Ngọa hổ tàng long Đề cử giải Nam diễn viên chính xuất sắc nhất
(Giải thưởng Điện ảnh Hồng Kông)
2003 Bulletproof Monk Phim Mỹ
2006 Di mụ đích hậu hiện đại sinh hoạt 姨妈的后现代生活
Hoàng kim giáp 满城尽带黄金甲
Đề cử giải Nam diễn viên chính xuất sắc nhất
(Giải thưởng Điện ảnh Hồng Kông)
2007 Cướp biển vùng Caribê: Nơi tận cùng thế giới
(Pirates of the Caribbean: At World's End)
Phim Mỹ
The Children of Huang Shi Phim Mỹ

Chân Tử Đan

Chân Tử Đan

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Bước tới: menu, tìm kiếm
Chân Tử Đan

Tên khai sinh Chân Tử Đan
Ngày sinh 27 tháng 07 năm 1963
tại Hồng Kông
Chiều cao 1m75
Vai diễn chú ý Con Khỉ Sắt, Tinh Võ Môn 1995

Chân Tử Đan (甄子丹, bính âm: Zhēn Zǐdān; còn gọi là Chung Tử Đơn, tên tiếng Anh Donnie Yen Chi Tan, Donnie Yen Ji Dan, Kun Ja Dan; sinh vào năm 1963) là một diễn viên võ thuật người Mỹ gốc Hoa.

Tiểu sử

Chân Tử Đan sinh ngày 27 tháng 7 năm 1963 tại Quảng Đông, Trung Quốc. Anh là một diễn viên võ thuật nổi tiếng của Trung Quốc và thế giới. Anh là một trong 4 tài tử võ thuật kinh điển thuộc thế hệ thứ hai sau Lý Tiểu Long, gồm Chân Tử Đan, Thành Long, Lý Liên KiệtDương Tử Quỳnh. Công phu của anh được đánh giá cao hơn nhờ những đòn chân đẹp mắt kết hợp WushuThái boxing.

Ngoài ra Chân Tử Đan còn là chỉ đạo võ thuậtđạo diễn các phim Twins effect, Puma...

Anh còn làm mẫu, chỉ đạo cho các pha võ thuật trong game nổi tiếng là Onimusha III.

Mẹ anh là một võ sư nổi tiếng nên việc anh ham mê võ thuật là điều dễ hiểu. Chân Tử Đan đã chập chững tập võ khi mới biết đi, năm 11 tuổi được gia đình đưa sang Mỹ học về võ thuật Tây Phương, tại đây anh đạt nhiều giải thưởng.

Thần tượng của Chân Tử Đan từ nhỏ là Lý Tiểu Long, anh thường cột thêm một dải lụa dưới ống quần để dắt thêm cặp Côn Nhị Khúc, thường bắt chước đóng giả các phim của ông và đem bạn bè ra tập trận, tất nhiên bà con hàng xóm đã không ngớt phiền hà.

Từ năm 11 tuổi đến 17 tuổi, Chân Tử Đan không chỉ tiếp thu tinh hoa võ thuật phương Tây mà còn bị tiêm nhiễm lối sống bạo lực bên đấy, anh gia nhập băng đảng, thường xuyên đánh lộn, cha mẹ anh rất lo sợ vì băng nhóm của anh có lần đã gây ra án mạng, thế là đưa anh về lại Quê nhà - Quảng Đông.

Tại đây anh gặp đạo diễn Viên Hòa Bình - dường như không diễn viên võ thuật nổi tiếng nào không qua tay người này- bộ phim đầu tiên thực sự chói lọi: Túy Quyền, hay Thái Cực Túy Quyền, Drunken Tai Chi. Với các màn võ thuật cực kỳ điệu luyện và ngẫu hứng, Chân Tử Đan đã bước đầu chinh phục trái tim người Châu Á. Năm đó là năm 1982, Chân Tử Đan vừa 19 tuổi.


Thật ra Chân Tử Đan từng đóng một vai "đứng nhìn" trong Miracle Fighters trước đó, nhưng Viên Hòa Bình cho biết đó chỉ là một phút thử vai, vai trò chính của anh trong phim này là Cascadeur.

Sự nghiệp của Chân Tử Đan không thẳng tiến, sau phim Thái Cực Túy Quyền, anh được mời đóng nhiều phim nhưng ít được thành công. Chúng được liệt vào dạng phim "mì ăn liền" không có giá trị.

Đến năm Hoàng Phi Hồng 2 ra đời, đạo diễn Viên Hòa Bình có một sáng kiến là cho "long hổ gặp nhau", Chân Tử Đan đóng một vai phản diện bên cạnh Lý Liên Kiệt. Trong phim này Chân đã diễn xuất tài tình và nhiều màn múa Côn, Đao đẹp mắt, chứng tỏ anh không hề lép vế trước Lý Liên Kiệt, mà thậm chí thuật quyền cước của anh còn "hoa mắt" hơn nhờ nhiều thế đá độc đáo.

Trong phim này, Chân Tử Đan đóng bên cạnh hàng loạt ngôi sao: Trương Triết Lâm, Khương Đại Vệ, Quan Chí Lâm, Mạc Thiếu Thông. Anh bắt đầu nổi đình nổi đám khi vượt lên họ để giành giải "Diễn viên phụ xuất sắc nhất" . Cho thấy ngoài khả năng võ công anh còn có khả năng diễn xuất tốt.

Tiếp theo là các phim Lồng Hổ 2, Tiêu Diệt Nhân Chứng, Truyền thuyết Xích Long...Viên Hòa Bình đã nâng cao địa vị của Chân Tử Đan lên trong làng phim võ thuật.

Mãi đến năm 1993, tên tuổi của anh mới thật sự sáng chói: bộ phim "Thiếu Niên Hoàng Phi Hồng", hay Thiết Hầu Tử (Iron monkey) đã khiến mọi người phải thán phục. Bộ phim có tình tiết ngộp thở đến từng giây phút, và vai Hoàng Kỳ Anh của Chân Tử Đan - có đất diễn nhiều nhất đã tha hồ tung hoành, biểu diễn những "Vô Ảnh Cước", "Hồng gia quyền" rất tuyệt vời. Trận đấu trên biển lửa ở màn cuối cùng đã trở thành đề tài cho nhiều nhà làm phim...nhái và hài hước nhắc lại, để lại một ấn tượng rất sâu đậm trong lòng khán giả.

Khi đó khắp các nẻo đường đang rộn cái tên Hoàng Phi Hồng - Lý Liên Kiệt, thì lại thêm Hoàng Kỳ Anh - Chân Tử Đan, hai ngôi sao võ thuật cùng thời đã làm sống dậy nền phim võ thuật cổ trang, kéo theo rất nhiều phim khác ra đời. Mà dường như đến bây giờ cái hào khí đó vẫn còn, phim Võ Thuật trung hoa không bao giờ bị coi là nhàm chán nữa.

Thế nhưng trong khi Lý Liên Kiệt nắm bắt tất cả các cơ hội để xuất ngoại thì Chân Tử Đan lại bỏ lỡ đi hầu hết: đó là vai Lý Tiểu Long trong phim "Truyền thuyết Lý Tiểu Long" (The Bruce Lee story)- một phim của Hollywood, rồi từ chối rất nhiều phim của đạo diễn nổi tiếng, cả lời mời của Steven Seagal - bậc thầy làm phim hành động tại Mỹ.

Ở Trung Quốc, Chân Tử Đan chăm đóng phim Võ thuật, kể cả phim truyền hình.


Và phim truyền hình Tinh Võ Môn 1995 ra đời, gây nên một cơn sốt mới về Trần Chân. Từ đó, thường ở Việt Nam người ta gọi tên anh là Trần Chân, khi nhắc đến Trần Chân người ta không nghĩ ngay đến Lý Tiểu Long nữa. Tinh Võ Môn 1995 dài 18 tập và thật sự cuốn hút, nhân vật Trần Chân của Chân Tử Đan trải qua nhiều thử thách nghiệt ngã, nhiều đoạn diễn xuất nội tâm, nhiều trận đấu võ. Và để lại hình tượng Trần Chân hoàn hảo- thân yêu nhất trong lòng người hâm mộ.

Tiếp theo thành công của Tinh Võ Môn 1995, Chân Tử Đan tự làm một bộ phim võ thuật điện ảnh, nhuốm mùi bạo lực: Chiến lang truyền thuyết. Phim này anh đóng chung với Lý Nhược Đồng, vai diễn của anh có những trận đấu đá kinh điển và kinh hồn, phim nội dung tuy không đặc sắc nhưng những màn đấu võ thì rất tuyệt vời. Chân Tử Đan đã khắc sâu tên của mình vào lòng người hâm mộ võ thuật bằng một vai khá tàn bạo- lại đầy "tình cảm". Bộ phim đạt thành công rất lớn.

Thực tế với khả năng diễn suất và "làm hấp dẫn" cho phim, Chân Tử Đan được giao đóng nhiều vai phản diện, hay chỉ những vai đấm đá túi bụi...Mỗi động tác võ thuật của anh cuồn cuộn kéo theo một đợi sóng, người ta không bao giờ nhàm chán những phim như thế.

Đến năm 2001, phim Anh Hùng của Trương Nghệ Mưu ra đời, Chân Tử Đan tham gia với một vai khá ấn tượng, mục đích của Trương Nghệ Mưu cũng được ông nói rõ là "câu khách" và "làm đẹp phim bằng những thế võ ngoạn mục". Nhưng không chỉ vậy, Chân Tử Đan đã bước vào cổng Hollywood qua một phim hoàn toàn Trung Quốc như Anh Hùng. Phim thành công rất lớn, sự thành công đó càng nới rộng danh tiếng của Chân Tử Đan lên khắp thế giới. Lúc này tên tưổi chỉ xếp sau Lý Tiểu Long, Thành Long, Lý Liên KiệtCủng Lợi.

Các phim "Thất Kiếm hạ thiên sơn", "Sát Phá Lang"...sau này của Chân Tử Đan được thế giới phương Tây đón nhận nhiệt liệt. Bên cạnh đó người phương Đông luôn yêu thích anh đơn giản là vì Chân Tử Đan chỉ đóng những vai "đánh đấm ra trò" kiểu Trung Quốc.



Người ta thấy chỉ riêng Chân Tử Đan có các cú đá hoàn hảo và tuyệt đẹp, bộc lộ một cách hoàn mỹ các kỹ thuật của môn võ Thái Cực Đạo. Và theo nhiều người nhận xét, anh có tất cả các môn võ trong một con người: Cú đấm của Quyền Anh, đá của Thái Cực Đạo, những pha bắt, đỡ uyển chuyển kết hợp giữa WushuMuay Thái. Ngoài ra còn khả năng đô vật, mà ai xem phim "Lồng hổ 2" hay "Sát Phá Lang" có thể thấy. Khả năng sử dụng Côn nhị khúc, Côn, ThươngĐao của Chân Tử Đan có thể thuộc hàng cao thủ trong những diễn viên võ thuật (Xem Tinh Võ Môn 1995, Anh Hùng, Hoàng Phi Hồng 2, Tân Long Môn khách sạn...).

Các phim nổi tiếng

Giải thưởng

  • Giải Diễn viên phụ Xuất sắc nhất phim Hoàng Phi Hồng 2 (1992);
  • Giải phim hay nhất (1998): Nụ hôn sát nhân (Ballistic Kiss) - Phim do anh tự đạo diễn, giàn dựng, chỉ đạo võ thuật và diễn vai nam chính
  • Đạo diễn trẻ Xuất sắc nhất tại Liên hoan phim Yubari Nhật Bản.
  • Giải Kim Mã: đạo diễn võ thuật xuất sắc nhất (phim Twins Effect) 13/12/2003.
  • Diễn viên ấn tượng nhất (MTV bầu chọn 2004)
  • Giải thành tựu suất xắc Remy X.O (2004)