Thứ Tư, 14 tháng 11, 2007

Châu Tinh Trì

Châu Tinh Trì


周星馳
(Chu Tinh Trì)

Châu Tinh Trì trên bìa tạp chí Time
Ngày sinh 22 tháng 6 năm 1962 (45 tuổi)
tại Hồng Kông
Chiều cao 1m74
Tên khác Stephen Chow
Trang chủ Stephen Chow forum
Vai diễn chú ý Tôn Ngộ Không
(Tân Tây Du Ký)
A Tinh
(Tuyệt đỉnh công phu)

Chu Tinh Trì (thường được báo chí Việt Nam viết là Châu Tinh Trì) (Hoa phồn thể: 周星馳, Hoa giản thể: 周星驰, bính âm: Zhōu Xīngchí, tiếng Anh: Stephen Chow Sing Chi) (sinh ngày 22 tháng 6 năm 1962) là một đạo diễndiễn viên của rất nhiều bộ phim Hồng Kông ăn khách. Anh được coi là diễn viên hài xuất sắc nhất hiện nay của điện ảnh Hồng Kông với biệt danh Vua phim hài (lấy từ tên một bộ phim của Châu). Hai bộ phim gần đây nhất của Châu Tinh Trì là Đội bóng Thiếu lâmTuyệt đỉnh công phu không chỉ gây tiếng vang ở Hồng Kông mà còn được yêu thích tại nhiều nước, bộ phim Tuyệt đỉnh công phu hiện đang giữ kỉ lục về doanh thu của điện ảnh Hồng Kông.

Sự nghiệp

Châu Tinh Trì sinh năm 1962 tại Hồng Kông. Khi còn nhỏ, Châu rất thích Kung Fu nhưng phải học môn võ này qua truyền hình vì cha mẹ anh không đủ tiền cho con theo học các lớp chính quy. Sau đó thì anh theo học Vĩnh Xuân Quyền và trở thành một người hâm mộ diễn viên Lý Tiểu Long. Cho đến tận ngày nay anh vẫn giữ niềm đam mê này và những bộ phim của Châu Tinh Trì thường có những cảnh gợi đến những tác phẩm Lý Tiểu Long tham gia diễn xuất.

Đổ thánh (All For The Winner), bộ phim đánh dấu bước ngoặt sự nghiệp của Châu Tinh Trì
Đổ thánh (All For The Winner), bộ phim đánh dấu bước ngoặt sự nghiệp của Châu Tinh Trì

Châu Tinh Trì tốt nghiệp lớp diễn viên của hãng TVB (thuộc tập đoàn Thiệu Thị) năm 1983 và bắt đầu tham gia vào ngành công nghiệp giải trí với vai trò người dẫn chương trình cho tiết mục thiếu nhi 430 Shuttle của đài TVB. Trong hơn 5 năm, anh cũng tham gia vào một số phim truyền hình của TVB nhưng không có vai diễn nào nổi bật và Châu vẫn chỉ là một diễn viên ít được chú ý.

Vai diễn bước ngoặt cho sự nghiệp của Châu Tinh Trì và cũng định hình cho phong cách hài của anh là vai A Tinh trong bộ phim ăn khách Đổ thánh (Thánh cờ bạc, tiếng Anh: All For The Winner) sản xuất năm 1990. Các vai diễn sau đó của Châu được xây dựng từ thành công của Đổ thánh, anh dần dần hoàn thiện những vai hài của mình, đó thường là những nhân vật ban đầu có vẻ tầm thường nhưng sau đó lại đánh bại được tất cả đối thủ, hoặc lại là người tự cao tự đại để rồi sau đó bị làm nhục trước khi quay trở lại hạ gục những kẻ xấu. Những vai diễn đáng chú ý theo mô-típ này của Châu là trong các phim Học trường uy long (Fight Back to School) năm 1991, Quốc sản 007 (From Beijing With Love) năm 1994Thần ăn (God of Cookery) năm 1996. Đôi khi những bộ phim của Châu Tinh Trì cũng lấy bối cảnh lịch sử làm nền như bộ phim Đường Bá Hổ - Điếm Thu Hương (Flirting Scholar) sản xuất năm 1993 với sự tham gia diễn xuất của Củng Lợi.

Tuy nhiên đôi khi Châu Tinh Trì cũng có những vai diễn thoát khỏi mô-típ hài quen thuộc của mình, một ví dụ điển hình là vai Tôn Ngộ Không trong bộ phim ăn khách Tân Tây Du Ký A Chinese Odyssey công chiếu năm 1994, trong bộ phim này Châu đã thể hiện những cảnh diễn nội tâm của nhân vật rất tốt và anh đã được trao giải Diễn viên nam xuất sắc nhất của Hội phê bình điện ảnh Hồng Kông cho vai diễn này.

Từ năm 1994, Châu Tinh Trì đã bắt đầu tự viết kịch bản và đạo diễn cho một số bộ phim. Bộ phim Đội bóng Thiếu lâm đã phá vỡ kỉ lục doanh thu tại Hồng Kông năm 2001, kỉ lục này lại tiếp tục bị vượt qua bởi bộ phim tiếp theo của Châu là Tuyệt đỉnh công phu năm 2004.

Tháng 7 năm 2006, Châu bắt đầu làm bộ phim mới nhất của anh là CJ7(Trường Giang Thất Hào - A Hope) tại Ninh Ba, Chiết Giang. Có nguồn tin cho rằng đây là bộ phim Trung Quốc có kinh phí cao nhất từ trước đến nay, khoảng 100 triệu NDT (khoảng 13 triệu USD). [1].

Phong cách

Hình ảnh Châu Tinh Trì trong Tuyệt đỉnh công phu gợi đến những bộ phim của Lý Tiểu Long
Hình ảnh Châu Tinh Trì trong Tuyệt đỉnh công phu gợi đến những bộ phim của Lý Tiểu Long

Kể từ sau vai A Tinh trong bộ phim ăn khách Đổ thánh, Châu Tinh Trì dần dần hoàn thiện những vai hài của mình, đó thường là những nhân vật ban đầu có vẻ tầm thường nhưng sau đó lại đánh bại được tất cả đối thủ, hoặc lại là người tự cao tự đại để rồi sau đó bị làm nhục trước khi quay trở lại hạ gục những kẻ xấu. Tuy nhiên trong hai bộ phim gần đây nhất do anh viết kịch bản và đạo diễn là Đội bóng Thiếu lâmTuyệt đỉnh công phu, Châu Tinh Trì đã giảm dần hàm lượng câu thoại hài hước trong các vai của mình và tăng cường những pha hành động hài hước và hiệu quả hình ảnh để có thể thu hút được nhiều hơn khán giả nước ngoài.

Các vai diễn do Châu Tinh Trì thủ vai thường mang tên "A Tinh" hoặc thậm chí là "Châu Tinh Tinh". Anh cũng thường xuyên đóng cùng diễn viên Ngô Mẫn Đạt (Ng Man Tat), người chuyên trị các vai bố, ông chú hoặc đồng nghiệp của nhân vật do Châu Tinh Trì thể hiện.

Từ năm 1994 Châu Tinh Trì bắt đầu biên kịch và đạo diễn cho các bộ phim của anh. Phim của Châu rất hay trích dẫn thoại hoặc có những tình tiết nhại theo (parody) các tác phẩm điện ảnh nổi tiếng, đặc biệt là bóng dáng những phim của Lý Tiểu Long (thần tượng của Châu).

Có một điều đặc biệt là các bộ phim của Châu Tinh Trì thường có truyền thống giới thiệu cho công chúng những gương mặt nữ diễn viên trẻ mà sau đó họ đều đã trở những diễn viên điện ảnh nổi tiếng ở Hồng Kông. Trong số này phải kể tới Lương Vịnh Kỳ (Gigi Leung), Mạc Văn Úy (Karen Mok), Trương Bá Chi (Cecilia Cheung) và mới đây nhất là nữ diễn viên Hoàng Thánh Y (Huang Shengyi).

Giải thưởng và đánh giá

Áp phích phim Tuyệt đỉnh công phu, tác phẩm thành công nhất cả về doanh thu và nghệ thuật của Châu Tinh Trì
Áp phích phim Tuyệt đỉnh công phu, tác phẩm thành công nhất cả về doanh thu và nghệ thuật của Châu Tinh Trì

Đã từ lâu Châu Tinh Trì được coi là Vua phim hài Hồng Kông, các vai diễn của anh càng về sau càng được đánh giá cao và các bộ phim của Châu không chỉ thành công về mặt thương mại mà cũng dần được đánh giá cao cả về mặt nghệ thuật. Thống kê cho thấy trong vòng 20 năm từ 1985 đến 2005, những bộ phim do Châu Tinh Trì đóng vai chính đã đạt doanh thu 1,3 tỷ HKD (gần 200 triệu USD), xếp thứ hai trong số các diễn viên Hồng Kông chỉ sau Lưu Đức Hoa (1,7 tỷ) và trên cả Thành Long cùng các ngôi sao khác[2].

Châu Tinh Trì cũng đã giành nhiều giải thưởng điện ảnh ở cả vai trò đạo diễn và diễn viên:

Giải thưởng điện ảnh Hồng Kông (Hong Kong Film Awards - HKFA)

  • Phim hay nhất cho phim Đội bóng Thiếu lâm
  • Phim hay nhất cho phim Tuyệt đỉnh công phu
  • Đạo diễn xuất sắc nhất cho phim Đội bóng Thiếu lâm
  • Diễn viên nam chính xuất sắc nhất cho vai A Tinh trong Đội bóng Thiếu lâm

Giải thưởng điện ảnh của Hội phê bình điện ảnh Hồng Kông

  • Đạo diễn xuất sắc nhất cho phim Đội bóng Thiếu lâm
  • Phim hay nhất cho phim Đội bóng Thiếu lâm
  • Diễn viên nam chính xuất sắc nhất cho vai Tôn Ngộ Không trong Tân Tây Du Ký

Giải thưởng điện ảnh Kim Mã (Đài Loan)

  • Đạo diễn xuất sắc nhất cho phim Tuyệt đỉnh công phu
  • Phim hay nhất cho phim Tuyệt đỉnh công phu

Tại lễ bầu chọn 100 phim xuất sắc nhất của điện ảnh Hoa ngữ trong 100 năm tổ chức ngày 27 tháng 3 năm 2005, Châu Tinh Trì có hai bộ phim mà anh vừa đạo diễn vừa là diễn viên chính được lọt vào danh sách, đó là bộ phim Tân Tây Du Ký xếp thứ 19 và bộ phim Đội bóng Thiếu lâm xếp thứ 76[3].

Năm 2003, Châu Tinh Trì đã được tạp chí Time bình chọn là một trong những Anh hùng Châu Á của năm[4].

Các phim đã tham gia

  • Curry và Pepper (Curry and Pepper) (1990)
  • Đổ thánh (All for the Winner) (1990)
  • When Fortune Smiles (1990)
  • Triad Story (1990)
  • Đổ thánh II (God of Gamblers II) (1990)
  • Chuyên gia xảo quyệt (Tricky Brains) (1991)
  • Long tích truyền nhân (Legend of the Dragon) (1991)
  • Tân tinh võ môn 1 (Fist of Fury 1991) (1991)
  • Học trường uy long 1 (Fight Back to School) (1991)
  • Chúa bịp Thượng Hải (God of Gamblers Part III Back to Shanghai) (1991)
  • Tân tinh võ môn 2 (Fist of Fury 1991 II) (1992)
  • Chuyện hỷ trong nhà (All's Well, Ends Well) (1992)
  • Học trường uy long 2 (Fight Back to School II) (1992)
  • Justice, My Foot (1992)
  • Tân lộc đỉnh ký (Royal Tramp) (1992)
  • Trạng nguyên Tô Khất Nhi (King of Beggars) (1992)
  • Học trường uy long 3 (Fight Back to School III) (1993)
  • Đường Bá Hổ, Điếm Thu Hương (Flirting Scholar) (1993)
  • Tế Công (The Mad Monk) (1993)
  • Vua phá hoại (Love on Delivery) (kiêm đạo diễn) (1994)
  • Đại quan Bao Long Tinh (Hail the Judge) (1994)
  • Quốc sản 007 (From Beijing with Love) (kiêm biên kịch và đạo diễn) (1994)
  • Tân Tây Du Ký (A Chinese Odyssey) (kiêm đạo diễn) (1995)
  • Chuyên gia trừ ma (Out of the Dark) (1995)
  • Bất biến tinh quân (Sixty Million Dollar Man) (1995)
  • Đại nội mật thám (Forbidden City Cop) (kiêm biên kịch và đạo diễn) (1996)
  • Thần ăn (God of Cookery) (kiêm biên kịch và đạo diễn) (1996)
  • Trạng sư xảo quyệt Trần Mộng Cách (Lawyer Lawyer) (1997)
  • Vua bánh trứng (The Lucky Guy) (1998)
  • Vua hài kịch (King of Comedy) (kiêm biên kịch và đạo diễn) (1999)
  • Bịp vương 2000 (The Tricky Master) (1999)
  • Đội bóng Thiếu lâm (Shaolin Soccer) (kiêm biên kịch và đạo diễn) (2001)
  • Tuyệt đỉnh công phu (Kung Fu Hustle) (kiêm biên kịch, đạo diễn và nhà sản xuất) (2004)
  • Trường Giang Thất Hào (A Hope/CJ7) (kiêm biên kịch, đạo diễn và nhà sản xuất) (2007)

Chuyện ngoài lề

  • Chính Châu Tinh Trì là người đã khuyên Lương Triều Vỹ tham gia vào ngành công nghiệp giải trí, để rồi sau đó Lương Triều Vỹ thậm chí còn trở nên nổi tiếng trước cả Châu Tinh Trì.
  • Các phim của Châu thường có một vai diễn nhỏ, một người đàn ông xấu xí giả gái vừa chạy vừa ngoáy mũi, vai diễn luôn do một ngừoi bạn của Châu Tinh Trì tên là Lee Kin-yan thủ vai.
  • Châu Tinh Trì được nhắc đến trong bài hát "My Ego" của nhóm rock Regurgitator.
  • Trái ngược với những vai diễn hài hước và thường hay khoác lác trên phim, Châu Tinh Trì ở ngoài đời có cuộc sống rất kín đáo và luôn cư xử rất nghiêm túc.
  • Châu Tinh Trì rất hâm mộ bộ truyện tranh Nhật Bản Bảy viên ngọc rồng.
  • Hiện nay tài sản của Châu Tinh Trì đã vượt quá 100 triệu USD, nhưng phần lớn số tiền này anh kiếm được thông qua kinh doanh địa ốc chứ không phải đóng phim.

Không có nhận xét nào: